Trong bài viết ngày hôm nay, GambaDeki sẽ chỉ cho các bạn các bí quyết để thành công trong một buổi phỏng vấn xin việc với doanh nghiệp nhé. Sẽ không sai khi nói rằng yếu tố để có 1 buổi phỏng vấn thành công 80% nằm ở công tác chuẩn bị đấy.
Chắc hẳn là các bạn ai cũng sẽ lo lắng khi phỏng vấn đúng không? Tuy nhiên, khi nói chuyện với người bạn chưa bao giờ gặp và chưa biết gì về họ thì lo lắng là điều đương nhiên. Vì thế, việc chuẩn bị thật kỹ lưỡng (tìm hiểu kỹ về công ty mà mình đang ứng tuyển) để phần nào giảm bớt đi căng thẳng và không để cho đối phương cảm thấy sự căng thẳng của mình.
Việc chuẩn bị tốt sẽ quyết định 80% kết quả của buổi phỏng vấn
Có một điều hiển nhiên là dù bạn có bao nhiêu kinh nghiệm đi chăng nữa thì mỗi khi phỏng vấn và đặc biệt là gặp người mà bạn chưa từng gặp thì ai cũng sẽ lo lắng. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về công ty thật tốt sẽ giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về công ty; khi đã có được thông tin sơ bộ về công ty thì có thể phần nào giảm bớt sự căng thẳng, và có thể sử dụng các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp trên website để có cái nhìn khái quát về môi trường làm việc và văn hóa của công ty từ đó tạo một nền tảng cho buổi phỏng vấn được diễn ra suôn sẻ.
Mấu chốt của một buổi phỏng vấn là gì?
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”,và khi phỏng vấn cũng như thế.
Đầu tiên, dành thời gian để nghiên cứu về doanh nghiệp, dịch vụ, ngành kinh doanh chính của công ty là gì? Thế mạnh của công ty là gì? Công ty có bao nhiêu nhân viên? Tầm nhìn của công ty là gì? Các thông tin, tin tức về công ty trên internet, báo chí,…Nếu là công ty về CNTT và có phát triển phần mềm thì có thể dùng thử phần mềm hoặc ứng dụng của công ty.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lo lắng khi phỏng vấn là “phải nói chuyện với người mà mình không quen biết” nhưng nếu đổi lại là “nói chuyện với người mà mình có hiểu biết” thì có thể giảm bớt sự căng thẳng. Biết trước về doanh nghiệp là có thể giúp bạn chuẩn bị được lý do ứng tuyển và tự PR bản thân sao cho phù hợp.
Luyện tập thật nhiều!
Bước chuẩn bị tiếp theo là hiểu bản thân mình. Bước tiếp theo sau khi tra cứu về doanh nghiệp, viết “Lý do ứng tuyển”, “Giới thiệu bản thân” là luyện phỏng vấn. Bạn có thể tự quay lại bản thân mình luyện phỏng vấn và tự mình xem lại những biểu hiện của mình. Chắc chắn bạn sẽ giật mình khi tự mình xem lại bản thân trong video (khuôn mặt và biểu cảm đáng sợ, nhìn chằm chằm,cử chỉ cứng nhắc…). Khi chúng ta quá nghiêm túc, thì khuôn mặt sẽ dễ dàng trở nên thiếu cảm xúc và có phần đáng sợ. Điều này tuy khó tránh khỏi, nhưng việc thể hiện sự lo lắng cũng có thể chứng minh với nhà tuyển dụng là bạn đang rất nghiêm túc.
Tuy nhiên, sự nghiêm túc cũng sẽ được thể hiện thông qua nội dung bạn nói với nhà tuyển dụng. Thông qua cách bạn giao tiếp, người nghe có thể nắm bắt được tính cách, con người của bạn. Bạn có thể tập cười và nói chuyện trước gương, hoặc quay video lại để có thể chỉnh sửa nhé. Chắc chắn không ai muốn làm việc với một người suốt ngày u ám, mà là một người thật vui tươi và nhiều năng lượng. Hiểu rõ về bản thân và chuẩn bị thật kỹ càng cho buổi phỏng vấn nhé.
Không lặp lại thất bại của người đi trước!
Cuối cùng là “Học hỏi từ người đi trước”. Những người đi trước đã từng trải qua rất nhiều thất bại và việc bạn cần làm là không nên phạm phải những thất bại tương tự, tìm hiểu trước những thất bại để tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Các bạn nên liên lạc và học hỏi các sempai, người đi trước cũng như tham khảo qua những lớp học, các trung tâm giới thiệu việc làm để được họ tư vấn.
Đầu tiên, phải thật nghiêm chỉnh khi vào và ra khỏi phòng phỏng vấn. Trước khi vào phòng phải gõ cửa, và chào bằng cách nói “よろしくお願いいたします” (Yoroshiku Onegaiitashimasu). Khi ra khỏi phòng thì phải nói cảm ơn “本日はありがとうございました” (Honjitsu wa arigato gozaimashita), và đóng cửa cẩn thận sau khi ra khỏi phòng. Đây là những quy tắc rất cơ bản tuy nhiên lại có nhiều người lúng túng mà quên mất những việc này.
Tiếp theo, không nên nói chuyện kiểu chậm chạp, rườm rà. Nhà tuyển dụng phải phỏng vấn rất nhiều người nên sẽ rất mệt mỏi, vì thế họ sẽ không muốn nói chuyện với một người rườm rà, vòng vo. Việc này sẽ gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng.
Việc chuẩn bị thật kĩ sẽ quyết định khả năng vượt qua vòng phỏng vấn của bạn với nhà tuyển dụng. Vì thế hãy nghiên cứu thật chi tiết về công ty đang ứng tuyển, phân tích những điểm mạnh – yếu của bản thân mình, học hỏi từ những sempai hoặc tìm đến các công ty tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí để được hướng dẫn chi tiết hơn.